Tủ điện tụ bù công suất phản kháng thông thường bao gồm các tụ bù điện mắc song song với tải, được điều khiển bằng một bộ điều khiển tụ bù tự động thông qua thiết bị đóng cắt Contactor. Tủ tụ bù công suất mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng bao gồm nâng cao hệ số công suất, tiết kiệm chí phí, nâng cao chất lượng điện của tải, giảm công suất phản kháng.
Chức năng, ứng dụng, nguyên lý hoạt động của tủ tụ bù
Chức năng
Tủ tụ bù có chức năng chính là nâng cao hệ số công suất cosφ (cos phi) qua đó giảm công suất phản kháng (công suất vô công) nhằm giảm tổn thất điện năng tiết kiệm chi phí.
Hiện nay, tủ tụ bù thường sử dụng 2 loại tụ bù điện là tụ dầu và tụ khô. Tụ bù được chia thành nhiều loại dung lượng khác nhau, phổ biến từ 5 ÷ 50 kVAr. Ngoài thành phần chính là tụ bù điện, tủ tụ bù còn có thể được lắp thêm cuộn kháng lọc sóng hài để tăng tính ổn định của hệ thống điện và bảo vệ tụ điện. Các cuộn kháng lọc sóng hài được chế tạo phù hợp với tính chất sóng hài của mạng điện gồm các loại cuộn kháng 6%, 7%, 14%.
Khi vận hành ở chế độ tự động, bộ điều khiển trung tâm của tủ sẽ tự động nhận biết lượng công suất cần bù để đưa tín hiệu đóng cắt các tụ bù hòa vào hệ thống lưới điện, có khoảng từ 4 ÷ 14 cấp, mỗi cấp sẽ ghép với 01 thiết bị đóng cắt Contactor.
Ứng dụng
Tủ tụ bù được dùng cho các hệ thống điện sử dụng các phụ tải có tính cảm kháng cao, sử dụng các Contactor để thay đổi số lượng tụ bù vào vận hành, quá trình thay đổi này có thể điều khiển bằng chế độ tự động hoặc bằng tay.
Tủ tụ bù công suất phản kháng được sử dụng trong các mạng điện hạ thế, ứng dụng cho các hệ thống điện sử dụng các phụ tải có tính cảm kháng cao là thành phần gây ra công suất phản kháng. Thường lắp đặt tại phòng kỹ thuật hay tại khu vực trạm máy biến áp của các công trình công nghiệp và dân dụng như nhà máy, xưởng công nghiệp, trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng, chung cư, bệnh viện,..
Nguyên lý hoạt động
Nguyên lý hoạt động của tủ tụ bù là đo độ lệch pha giữa điện áp và dòng điện nếu nó nhỏ hơn giá trị cài đặt (thường là 0.95) để tự động đóng cắt tụ bù cho đến khi đạt được trị số như yêu cầu và giữ hệ số công suất quanh giá trị cài đặt.
Tủ tụ bù có thể đặt trong nhà hoặc ngoài trời, có thể hoạt động kết hợp với tủ phân phối tổng MSB hay lắp đặt độc lập. Bộ điều khiển tụ bù được lập trình thông minh để tối ưu quá trình đóng cắt các tụ bù phù hợp với nhu cầu cụ thể của các ứng dụng. Có các phương thức và phương pháp bù như: bù nền, bù ứng động, bù tập trung, bù theo nhóm, bù riêng…
Thông số kỹ thuật
Thông số | Giá trị |
Điện áp định mức đầu vào | 380/400 VAC, 3 pha |
Điện áp định mức đầu ra | 1 pha 220VAC, 3 pha 380VAC |
Dòng định mức | 25 ÷ 6300A (Theo nhu cầu thực tế thiết bị) |
Dòng cắt | 25 ÷ 100kA |
Tần số | 50/60Hz |
Dải công suất bù | Từ 15 ÷ 1000 kVAr |
Các cấp bù | 6-8-12-14 |
Mật độ dòng điện | 1.5A ÷ 3A/mm2 |
Cấp bảo vệ | IP54 (tủ điện ngoài trời ) / IP42 (tủ điện trong nhà) |
Tiêu chuẩn lắp ráp | IEC 60439-1 |
Giám sát trạng thái từ xa qua | Có |
Cài đặt nhiệt độ và hiển thị nhiệt độ làm việc bên trong tủ điện | Không |
Tự động điều chỉnh độ ẩm không khí trong tủ điện | Không |
Tự động tắt mở đèn khi đóng và mở cửa tủ điện | Có |
Bộ cắt lọc sét | Có |
Bảo vệ mất pha | Có |
Đồng hồ Volt | Có |
Đồng hồ Ampe | Có |
Kích thước tủ (H x W x D) | Theo thiết kế |
Số lớp cánh | 2 |
Bề mặt | Sơn tĩnh điện |
Vật liệu | Thép cán nguội, thép cán nóng, tráng kẽm, Inox, dầy 1.2-2mm |
Lắp đặt | Đặt sàn/treo tường |
IEEC Việt Nam – Tư vấn, lắp đặt tủ tụ bù
Hầu hết các đơn vị lắp đặt tủ tụ bù với mục đích tăng hệ số công suất cosφ để không bị phạt tiền điện theo quy định của ngành Điện lực. Vì vậy họ thường chỉ chú trọng đến tổng công suất bù của tủ (ví dụ tủ bù 100kVAr, 150kVAr, 300kVAr,…) mà không chú ý đến các yếu tố kỹ thuật khác để tủ vận hành được hiệu quả, độ bền cao, tối ưu khả năng bù như số cấp bù tự động, bù nền, thông số thiết bị aptomat, contactor, tụ bù phải tương thích với nhau, sử dụng tụ bù khô hay tụ bù dầu, điện áp 415V hay 440V,…điều này dẫn đến không thể đạt được hiệu quả tối ưu từ việc đầu tư kể cả ngắn hạn và lâu dài.
Bên cạnh đó bù công suất phản kháng là một giải pháp không chỉ nâng cao cosφ (cos phi) mà còn giảm tổn thất năng lượng trong hệ thống, ổn định chất lượng điện, tăng tuổi thọ thiết bị, giảm chi phí đầu tư máy biến áp, thiết bị và dây dẫn,…
Có nhiều phương pháp bù công suất phản kháng, mỗi phương pháp có ưu điểm và nhược điểm riêng. Nếu chọn giải pháp không phù hợp có thể gây ra tác hại không mong muốn như: khó khởi động động cơ, tổn hại máy biến áp, tổn thất nhiều điện năng trong hệ thống, gây ra hiện tượng quá áp làm giảm tuổi thọ thiết bị; không tiết kiệm được chi phí đầu tư cho máy biến áp, dây dẫn, thiết bị đóng cắt bảo vệ với cùng một phụ tải,…
Hơn 10 năm hoạt đông trong lĩnh vực sản xuất tủ bảng điện – Thang máng cáp, Công ty IEEC thấu hiểu những băn khoăn lo lắng của khách hàng và mong muốn được đồng hành cùng quý khách hàng mang lại hiệu quả cao nhất.
Vì vậy, quý khách cần tư vấn hỗ trợ có thể liên hệ: Hotline: 0908.999.566 – Email: tgd.ieec.vn@gmail.com để được phục vụ nhanh nhất.
IEEC Việt Nam rất hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng!