Chắc chắn các bạn đã nghe nhiều và tiếp xúc nhiều đến những chiếc bu lông. Chúng là những chi tiết mang lại công dụng vô cùng lớn trong đời sống, sản xuất của con người. Có thể nói chúng rất quan trọng trong việc lắp ghép các chi tiết và bu lông được sử dụng trong rất nhiều ngành nghề, công việc khác nhau. Và trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu bu lông là gì? Các loại bu lông dùng trong công nghiệp xây dựng hiện nay.
Mục Lục
Bu lông là gì?
Bu lông (bắt nguồn từ từ tiếng Pháp boulon) hay còn gọi là bu –long, bu loong, bulong…Chi tiết này là một trong những sản phẩm cơ khí dùng để lắp ráp, ghép nối các chi tiết lại thành một khối hay liên kết các kết cấu, chi tiết thành một tổng thể. Thường thì bu lông có dạng thanh trụ, một đầu có mũ 6 cạnh hoặc 5, hoặc có ren vít để vặt với đai ốc. Bu lông có đặc thù là bền bỉ,chịu được trọng tải lớn, có tính ổn định lâu dài.
Việc tháo lắp bu lông rất thuận tiền và áp dụng trong rất nhiều ứng dụng đời sống, công nghệ, sản xuất khác nhau. Đặc biệt sử dụng cho các thiết bị công nghiệp, công trình, giao thông….
Cấu tạo của bu lông
Cấu tạo của bu lông thông thường gồm có 2 phần là đầu bu lông và thân bu lông. Khi ghép các chi tiết thì chúng kết hợp với đai ốc và long đền để giữ vững liên kết.
- Phần đầu bu lông: Phần đầu thường có nhiều hình dạng khác nhau như đầu có sáu cánh, phần đầu bằng, đầu tròn, đầu cầu, đầu vít…Mỗi loại đầu sẽ có những ưu điểm và được áp dụng vào một mục đích riêng biệt. Tùy vào nhu cầu sử dụng sẽ có loại đầu bu lông tương ứng.
- Thân bu lông thường có dạng ren xoắn ốc toàn phần hoặc một phần tùy vào thiết kế. Kết hợp với đai ốc và long đền sẽ tạo thành lực siết chặt vật cần giữ.
Phân loại bu lông
Hiện nay bu lông được chia làm nhiều loại khác nhau, thường thì được phân loại theo 3 cách thức như sau:
- Phân loại dựa theo vật liệu chế tạo: Tùy vào mục đích sử dụng thì bu lông được sản xuất dựa theo vật liệu chế tạo. Chẳng hạn như: hợp kim thép, thép, inox, sắt, kẽm…
- Phân loại theo chức năng: Nếu phân loại theo chức năng thì có hai loại bu lông liên kết và bu lông kết cấu. Loại bu lông liên kết là loại thường được sử dụng trong kết cấu tĩnh và ít chịu trọng tải. Còn bu lông kết cấu là loại chịu tải trọng cao và thường sử dụng trong các chi tiết động.
- Phân loại theo phương pháp chế tạo: Bao gồm bu lông thô, bu lông nửa tinh, bu lông tinh, bu lông siêu tinh.
>>> Tham khảo ngay sản phẩm Bu lông móng IEEC Việt Nam được 90% các nhà thầu xây dựng, điện công nghiệp đang lựa chọn
Các loại bu lông dùng trong công nghiệp xây dựng
Bu lông được sử dụng trong rất nhiều ngành nghề như máy móc, thiết bị công nghiệp, giao thông và đặc biệt là trong ngành công nghiệp xây dựng. Những loại máy lọc, các thiết bị có những ghép nối đơn giản đến phức tạp đều cần phải nhờ đến các chi tiết bu lông. Dưới đây là các loại bu lông mà trong công nghiệp xây dựng thường sử dụng:
Bu lông lục giác
Đây là loại bu lông rất phổ biến và thường bắt gặp nhất. Chúng có dạng thanh trụ, một đầu mũ 6 canh, thân có ren để kết hợp với long đền và đai ốc. Loại bu lông này thường có nhiều kiểu dáng khác nhau như lục giác chìm đầu trụ, lục giác đầu mo, lục giác đầu bằng…
Bu lông vòng
Là loại bu lông có đầu hình tròn, không giống đầu 6 cạnh như bu lông lục giác. Chúng thường được làm từ hợp kim thép không gỉ hay inox. Chúng có khả năng chịu lực uốn, lực kéo tốt, luôn bền bỉ và thường áp dụng trong việc nâng đỡ hay treo các thiết bị một cách chắc chắn.
Bu lông cánh chuồn.
Phía đầu mũ được thiết kế theo dạng hai cánh hướng lên trên, tiện cho việc sử dụng tay để vặn. Thường thì bu lông này chế tạo từ thép cacbon, thép không gỉ, đồng, inox…. Những chi tiết bu lông này thường được mạ kẽm nhúng nóng để hạn chế sự ăn mòn Kích thước bu lông phụ thuộc vào yêu cầu thiết kế của từng khách hàng. Bu lông cánh chuồn sử dụng cho những mối ghép thường xuyên tháo lắp như vậy sẽ tiện lợi hơn.
Bu lông móng chữ U
Bu lông này có dạng hình chữ U uốn tròn hoặc uốn vuông với mục đích để liên kết các mối ghép cho các vật liệu có bề mặt tròn, đường ống.
Bu lông móng chữ J, I, L
Ngoài các thiết kế trên thì bu lông còn có dạng hình chữ J, I, L. Tùy vào mục đích sử dụng trong ngành công nghiệp xây dựng sẽ lựa chọn loại bu lông tương ứng. Thường thì các loại bu lông này được chế tạo bằng thép cacbon, thép không gỉ, thép hợp kim, inox … nên hạn chế được han gỉ. Rất nhiều ứng dụng cho bu lông có dạng chữ J, I, L như trong các hệ thống điện công trình, xây dựng nhà, kết cấu bảng hiệu, lắp đặt cột đèn, mái sảnh, cầu thang…
Kết luận
Qua bài trên đã cho chúng ta hiểu rõ về bu lông là gì và cấu tạo cũng như phân loại của bu lông như thế nào. Chúng rất hữu ích và quan trọng trong đời sống con người. Qua đây, các bạn cũng nắm rõ được các loại bu lông trong công nghiệp xây dựng, cơ khí… như vậy bạn sẽ tìm được các chi tiết phù hợp với mục đích sử dụng của mình.
IEEC Việt Nam là đơn chị chuyên cung cấp các sản phẩm Bu lông móng cho nghành công nghiệp xây dựng. Vì vậy nếu có nhu cầu về sản xuất Bu lông bất kể số lượng lớn nhỏ hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo Hotline: 0908.999.566 để nhận báo giá NHANH nhất. Cảm ơn các bạn đã quan tâm đến bài viết này!